Phát triển kênh Social là cách tuyệt vời để mang hình ảnh của một thương hiệu đến với nhiều khách hàng. Điều này cũng đúng và được áp dụng thành công với đối tượng là các viện bảo tàng.
Tuy ở Việt Nam thì việc xây dựng một kênh Social vẫn là điều còn mới mẻ nhưng ở nước ngoài việc này đã thực hiện từ lâu và đạt những thành công đáng kể. Nó mang nghệ thuật đến gần gũi với công chúng hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ và chiếm tình cảm của những người yêu thích nghệ thuật.
Social hay Social Media Marketing là gì?
Với nhiều người kinh doanh viện bảo tàng thì việc phát triển kênh Social là nhiệm vụ khá mới mẻ. Để hiểu về Social, bạn cần làm quen dần từ định nghĩa cơ bản cho đến cách thức hoạt động, nhiệm vụ,… của nó.
Trước hết, Social hay Social Media Marketing được tạm dịch là tiếp thị truyền thông xã hội. Một chiến dịch Social bao gồm các chiến lược, kế hoạch tạo nội dung nhằm thu hút, tạo tương tác với người dùng trên kênh mạng xã hội.
Hiện nay có khá nhiều các trang mạng xã hội khác nhau mà người kinh doanh có thể khai thác phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, để tiện tìm hiểu, chúng tôi sẽ chia Social thành 6 dạng với đặc điểm, ưu điểm riêng.
Social Networks – Mạng xã hội. Có lẽ cụm từ này đã quá quen thuộc trong cuộc sống của nhiều người. Các công cụ như Facebook, Zalo,… là những dịch vụ cho phép bạn tương tác với người khác nhau, xây dựng nhóm một cách đơn giản, nhanh chóng.
Bookmarking Sites – Đánh dấu trang. Đây là các trang cho phép người dùng lưu và quản lý các liên kết trang web khác nhau. Nhờ có những website này mà bạn có thể chia sẻ danh sách những liên kết của mình tới người khác thật dễ dàng. Một số Bookmarking Sites phổ biến hiện nay: Delicious, StumbleUpon,Diigo,…
Social News – Tin tức xã hội. Những trang này cho phép bạn đăng tải nội dung hay các liên kết để thực hiện bình luận, bình chọn. Nhờ việc đánh giá của chính cộng đồng người dùng mà hình ảnh của viện bảo tàng sẽ đến được với nhiều người hơn. Người kinh doanh cũng có thể đánh giá được thái độ và phản ứng của cộng đồng. Một số kênh tin tức như: 1945mf-china, vnexpress, dantri,…
Media Sharing – Kênh chia sẻ hình ảnh, video. Những trang tiêu biểu của nhóm này là Youtube, Flickr, Instagram,… Khi sử dụng những dịch vụ này, bạn có thể chia sẻ những nội dung dạng hình ảnh hay video lên các kênh truyền thông với cộng đồng người dùng cực lớn.
Microblogging – Blog siêu nhỏ. Đây là dạng trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những cập nhật, thông tin cực ngắn. Ứng dụng tiêu biểu nhất của nhóm này chính là Twitter.
Comments Blog và Forum – Diễn đàn. Cả dạng này tuy có chút khác nhau nhưng có nhiều nét tương đồng. Chúng đều cho phép các thành viên thảo luận hay tán gẫu về một chủ đề nào đó dưới dạng tin nhắn.
Trên đây là những khái niệm cơ bản về 6 nhóm Social phổ biến hiện nay. Tùy vào lĩnh vực hay mục tiêu phát triển mà bạn có thể sử dụng công cụ khác nhau để phát triển kênh social cho viện bảo tàng của mình.
Những lợi ích khi phát triển kênh Social cho viện bảo tàng
Ở thời điểm hiện tại, các kênh truyền thông mạng xã hội đang phát triển bùng nổ và trở thành một phần không thể thiếu của mỗi người. Sử dụng tốt các công cụ Social thì viện bảo tàng sẽ không còn là một địa chỉ xa lạ với nhiều người nữa mà trở thành điểm đến đại chúng hơn. Dưới đây là phân tích về những lợi ích chính khi phát triển kênh social cho viện bảo tàng.
1. Nâng cao nhận thức về những giá trị của bảo tàng
Xây dựng thương hiệu là vấn đề quan trọng đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Chính vì thế, với đối tượng là viện bảo tàng để thu hút thêm nhiều du khách tới tham quan thì bạn cần có chiến dịch marketing cụ thể nhằm phổ biến tên tuổi, hình ảnh.
Xác định mục đích rõ ràng nhưng để nâng cao nhận thức của mọi người về viện bảo tàng vẫn còn khó khăn. Để làm được điều này, người làm marketing cần phải kết nối, gợi lên những cảm xúc của cộng đồng với các giá trị nghệ thuật, lịch sử mà bảo tàng mang lại. Bên cạnh đó, hãy luôn ghi nhớ phải thật sáng tạo và đầu tư chỉn chu về cả mặt hình ảnh và nội dung, lựa chọn đúng kênh Social để triển khai.
2. Tăng lượng người đến tham quan
Các kênh Social hiện nay ngày càng tỏ ra hiệu quả trong vai trò tăng tương tác và điều hướng người dùng thực hiện hành vi mua sắm. Chỉ riêng kênh Facebook hiện nay đã có hơn 38 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng. Khai thác tốt các kênh này, bảo tàng sẽ đến được với nhiều người, từ đó thu hút thêm nhiều đối tượng tới tham quan.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn sử dụng các kênh Social để tìm hiểu mong muốn của những người yêu nghệ thuật. Nhờ đó mà bảo tàng có thể thể cải thiện các dịch vụ của mình, đáp ứng đúng nhu cầu, hấp dẫn thêm người xem.
3. Phát triển kênh Social tạo sự gần gũi với công chúng
Ở Việt Nam thì việc đi tham quan viện bảo tàng không phải là một hoạt động phổ biến. Nhắc đến bảo tàng, người ta thường nghĩ tới nghệ thuật, giá trị lịch sử,… mang tính cao siêu, xa vời thực tế. Việc phát triển kênh Social cho bảo tàng là các để mang những giá trị tưởng chừng như xa lạ này xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống, từ đó tạo sự gần gũi với công chúng.
4. Social media là hình thức cấp nâng cao của quảng cáo truyền miệng
Khi xưa những câu chuyện truyền miệng là cách đơn giản để mang một thương hiệu từ khách hàng quen thuộc tới với những người dùng xa lạ. Hiện nay thì hình thức này đã cải tiến và nâng cấp thành những hành động như Like, Share,… của người dùng trên các kênh Social. Khi một người yêu nghệ thuật thực hiện Like hay Share nội dung của bảo tàng, họ đã dẫn người thân hay bạn bè trở thành khách tham quan tiềm năng.
5. Giúp bảo tàng công khai truyền bá các hoạt động
Phát triển kênh Social là bạn đang mở cánh rộng cánh cửa của viện bảo tàng tới với nhiều người. Công khai các hoạt động của bảo tàng trên các kênh mạng xã hội giúp viện bảo tàng biết được sự ủng hộ hay yêu thích của cộng đồng những người yêu nghệ thuật. Bảo tàng là điểm đến của rất nhiều tour du lịch vì vậy nên liên kết với các dịch vụ liên quan như các website của nhà hàng ở gần đó hoặc các quán nước để tiện việc booking cho nhu cầu của khách du lịch.
Trên đây là giới thiệu về Social và phân tích những lợi ích khi phát triển kênh Social dành cho những người kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù như viện bảo tàng. Bạn có quan tâm đến chủ đề này? Ý kiến của bạn là gì? Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!