Dinh dưỡng nắm giữ vai trò quan trọng trong chăm sóc, nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư. Bởi vì tình trạng dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người ung thư như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị ung thư
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư chính là vấn đề các bạn cần quan tâm, kể cả với người khỏe mạnh và các bệnh nhân. Đặc biệt đối với người đang điều trị ung thư lại càng phải quan tâm và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hiệu quả. Bởi vì liệu trình điều trị dành cho bệnh nhân ung thư khá nặng nề và khiến họ mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng.
Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trước, trong và sau khi trị bệnh góp phần tăng cường thể lực cho bệnh nhân ung thư. Như vậy, họ sẽ có thêm sức khỏe để tiếp tục chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo quái ác này.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần giúp tăng tốc độ tái tạo của các tế bào trong cơ thể bệnh nhân. Điều này mang đến nhiều lợi ích đối với người bệnh ung thư, nhất là sau khi họ đã hoàn thành đợt xạ trị, hóa trị hoặc là phẫu thuật.
Bên cạnh đó việc xây dựng một thực đơn chế độ dinh dưỡng cho người ung thư hàng ngày, bổ sung dinh dưỡng người bị ung thư cũng hạn chế được một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị. Các y bác sĩ cho biết nhiều loại thực phẩm có khả năng khắc chế thuốc chữa bệnh ung thư, thậm chí là khiến bệnh nhân tử vong. Đó chính là lý do vì sao cả người chăm sóc và người bệnh đều phải nắm được những nguyên tắc về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân. Dựa vào đó, các bạn sẽ xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp với thể trạng, tình hình sức khỏe mỗi người. Để theo dõi tình hình sức khỏe của mình tốt hơn, các bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, liên hệ dịch vụ cho thuê xe cấp cứu để hỗ trợ đưa đón khám sức khỏe tốt nhất.
Những chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư
Các loại thực phẩm chứa protein
Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư, mọi người không nên bỏ qua các loại thực phẩm giàu protein. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bệnh nhân nên tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm cả đạm thực vật lẫn động vật. Nhờ vậy cơ thể sẽ được cung cấp thêm các loại acid amin thiết yếu, cải thiện sức đề kháng khá tốt. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thịt trắng trong bữa ăn hàng ngày thay vì dùng thịt đỏ. Bởi vì chúng là một thực phẩm giàu đạm nhưng không cung cấp quá nhiều chất béo cho cơ thể.
Điều quan trọng nhất chính là mọi người nên cân đối lượng protein bổ sung vào cơ thể, phù hợp với nhu cầu. Nếu bổ sung thừa dinh dưỡng, các tế bào ung thư có thể được kích thích và phát triển trở lại.
Ngũ cốc nguyên hạt
Trong những bữa ăn phụ, các bạn có thể chế biến những món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt cho bệnh nhân ung thư. Ngũ cốc nguyên hạt không những bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn cải thiện sức khỏe của người bệnh cực kỳ hiệu quả.
Đối với những người chưa quen ăn ngũ cốc như lúa mạch hoặc lúa mì, mọi người nên làm quen và ăn với một lượng nhỏ, dần dần tăng khẩu phần. Sau khi đã quen, bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn uống trở nên ngon miệng hơn, đồng thời hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn rõ rệt.
Các loại rau củ
Trong thực đơn chế độ dinh dưỡng cho người ung thư không thể nào thiếu các loại rau củ giàu chất xơ và vitamin. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng rau củ hỗ trợ tăng sức đề kháng khá tốt, nhờ vậy bệnh nhân sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi hóa trị hoặc xạ trị.
Đặc biệt, các loại rau xanh còn chứa lượng chất chống oxy khá lớn, chúng có khả năng ngăn ngừa, phòng tránh bệnh ung thư rất tốt. Chính vì vậy bệnh nhân nên tăng cường ăn rau trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là súp lơ, cà rốt hoặc là cà chua,…
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư: 4 nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đa dạng, đủ chất, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn kiêng… giúp người bệnh ung thư giảm thiểu mệt mỏi, tăng khả năng chống chọi với bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị, dinh dưỡng chính là nền tảng cơ bản đối với bệnh nhân ung thư. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý sẽ làm tăng nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể, giúp vết mổ được hồi phục tốt hơn, giảm mệt mỏi giữa những đợt điều trị. Quá trình điều trị nhờ vào đó cũng diễn ra thuận lợi hơn.
Ăn uống đa dạng, cân đối
Các bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, hoá trị, xạ trị… rất cần những chế độ dinh dưỡng cho người ung thư chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Khẩu phần ăn cần phải đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên, liên tục trong ngày và trong tuần. Bữa ăn chính nên bảo đảm đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất đạm (protein) nắm giữ vai trò quan trọng. Thịt đỏ thuộc trong nhóm chất đạm, không chỉ chứa hàm lượng protein cao mà còn cung cấp chất sắt. Nó giúp cải thiện được tình trạng thiếu máu do hóa trị, tăng sự ngon miệng ở bệnh nhân ung thư vốn dĩ ăn uống kém và khó khăn. Người bệnh còn có thể sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa; cung cấp đủ lượng nước.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, bệnh nhân không nên bồi bổ quá mức, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, không nên ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chiên, nướng, chế biến sẵn.
Chia làm nhiều bữa nhỏ và thêm bữa phụ
Thực tế, các bệnh nhân ung thư thường ăn uống không ngon miệng, chán ăn, ăn kém nên thường không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Bệnh nhân nên cố gắng ăn tối đa nằm trong khả năng của mình và bù thêm lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn chính hoặc trước khi ngủ. Ngoài ba bữa ăn chính, bạn còn có thể thêm những bữa ăn phụ.
Bệnh nhân ăn kém, thiếu dinh dưỡng có thể bổ sung thêm sữa hoặc dinh dưỡng cao năng lượng. Bạn có thể ăn nhiều món trong một bữa nhưng tuyệt đối không nên ăn lặt vặt, lai rai suốt ngày mà nên tập trung trong bữa chính hoặc là bữa phụ. Trước bữa chính hai tiếng và không nên ăn uống gì ngoài nước lọc.
Tuyệt đối không ăn kiêng
Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy những tuyên bố về một số loại thực phẩm có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư hoặc là một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc là tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.
Có rất nhiều những khái niệm chưa đúng về chế dộ dinh dưỡng cho người ung thư có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Khái niệm phổ biến nhất chính là về chế độ ăn “bỏ đói tế bào ung thư” thì khối u ác tính sẽ dần biến mất vì không được nuôi dưỡng. Điều này không sai về mặt lý thuyết, nhưng đáng tiếc lại chỉ là một cách nhìn phiến diện, chỉ xét đến khối u, mà quên rằng khối u đang nằm trong cơ thể bệnh nhân. Cần phải hiểu rằng, nếu nhịn ăn, các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị bỏ đói và bị thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ bị suy kiệt vì thiếu đi dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh lý ung thư.
Nói một cách dễ hiểu, khối u ác tính sẽ được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phát triển bất thường xung quanh khối u; hệ thống mạch máu nuôi dưỡng khối u hoàn toàn không giống so với hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bình thường của cơ thể. Chính vì vậy, có những loại thuốc điều trị chuyên biệt để ức chế và tiêu diệt hệ thống mạch máu nuôi dưỡng u. Ăn kiêng, giảm ăn hay là bỏ đói tế bào ung thư không phải là một cách điều trị. Dinh dưỡng nuôi cơ thể cần phải được duy trì đầy đủ đến từ chế độ ăn đa dạng thì mới tốt cho bệnh nhân.
Nói về chế độ thực dưỡng dùng để tiêu diệt tế bào ung thư, đây cũng chính là một quan niệm sai lầm. Chế độ thực dưỡng đa số không ăn đạm (đặc biệt là nguồn đạm đến từ thịt động vật). Đạm đến từ thịt động vật là nguồn đạm chủ yếu giúp vết thương mau lành và duy trì khối lượng cơ, rất cần thiết đối với quá trình phục hồi; đồng thời cũng làm nhiệm vụ như là “xe tải” vận chuyển thuốc điều trị khắp cơ thể. Thiếu đạm từ thịt động vật có thể dẫn đến tình trạng rối loạn trong cơ thể như là: thiếu vitamin, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa đường huyết,… Do vậy, cần phải lưu ý bổ sung đủ lượng đạm từ thịt động vật.
Bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách
Những bệnh nhân ăn uống khó khăn, hoặc là không thể ăn uống qua đường miệng có thể được nuôi ăn thông qua ống thông mũi – dạ dày, ống mở ruột non hoặc thông qua đường tĩnh mạch để cung cấp dinh dưỡng đến cho cơ thể. Lượng dinh dưỡng đúng và đủ của từng người còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, bệnh lý nội ngoại khoa đi kèm, giai đoạn bệnh ung thư và phương pháp điều trị. Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần phải được cá thể hóa với sự hỗ trợ về chuyên môn từ bác sĩ ung bướu và bác sĩ dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng có thể làm quá trình lành vết thương bị chậm lại, làm xấu đi chức năng cơ thể và thậm chí tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, ảnh hưởng không tốt đến kết quả cuộc điều trị. Tình trạng thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cũng có thể làm giảm khả năng dung nạp và đáp ứng đối với các phương pháp điều trị ung thư. Điều này còn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, tăng nguy cơ gián đoạn điều trị và có thể làm giảm khả năng sống sót của bệnh nhân. Dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố then chốt trong quá trình điều trị bệnh ung thư, có sức ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tiên lượng của bệnh.
Bệnh nhân ung thư đặc biệt nên cẩn trọng với các chế độ ăn kiêng được cho là có thể chữa khỏi bệnh ung thư, đặc biệt là các chế độ ăn hạn chế nhiều thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, suy kiệt và gây ra những vấn đề sức khỏe khác. Bệnh nhân ung thư cần phải ăn uống đầy đủ, thậm chí nên ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng bị bào mòn bởi căn bệnh quái ác này và phương pháp điều trị.
Hy vọng bài viết sẽ được nhiều người người mắc ung thư đọc được để có thể lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư nhé. Liên hệ dịch vụ cho thuê xe cứu thương đưa rước khám bệnh của Công ty Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ đưa đón nhanh nhất theo nhu cầu của bạn.