Để tránh đau đớn hay khó chịu mà răng khôn gây ra, có nhiều trường hợp người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ. Nhằm đảm bảo cho quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn, thời gian hồi phục nhanh. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Tại sao phải loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm?
Về mặt sinh học, người Á Đông mang đặc điểm khung xương hàm nhỏ, vì vậy, sự xuất hiện của những chiếc răng khôn thường sẽ không đủ chỗ để mọc bình thường. Do đó, đa số chúng sẽ lựa chọn cách mọc ngầm hoặc mọc lệch hoặc đâm vào các răng bệnh cạnh.
Điều này dẫn đến tình trạng một bên má bị sưng, đau, sốt, gây khó khăn trong việc ăn uống. Một vài trường hợp nghiêm trọng, răng khôn gây ra đau đầu, sốt cao và sụt cân nghiêm trọng.
Đối với những chiếc răng khôn mọc sai vị trí, mọc ngầm, mọc ngang sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Nhằm ngăn chặn tình trạng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trường hợp không được nhổ bỏ kịp thời, răng khôn mọc không đúng vị trí gây ra viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng, làm hỏng các răng bên cạnh.
Một số trường hợp có thể xảy ra nếu không xử lý răng khôn kịp thời
Tình trạng răng mọc chen chúc nhau
Khi không đủ diện tích để mọc như những chiếc răng bình thường. Răng khôn sẽ lấn sang các vị trí bên cạnh hoặc móc đâm ngang, làm các răng xô lại, mọc chen chúc nhau. Điều này rất nguy hiểm, vì có thể làm tiêu xương chân răng, răng yếu, dễ bị rụng sớm. Bên cạnh đó, răng xô lệch còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, tính thẩm mỹ của răng.
Sâu răng
Răng khô mọc sau cùng, nằm ở vị trí bên trong hàm nên việc vệ sinh tương đối khó khăn. Điều này vô tình tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triển, dựa trên các mảng bám thức ăn chưa được làm sạch, còn mắc ở kẽ răng.
Một khi răng khôn bị sâu, lâu ngày lan sang răng số 7. Vì vậy, việc nhổ răng khôn lúc này là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ bị nhiễm trùng gây ra nguy hiểm.
Viêm nướu
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, gây khó khăn trong việc vệ sinh, lâu ngày dẫn đến tình trạng hôi miệng, viêm nướu, làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Viêm nướu không được điều trị kịp thời, sẽ gây nguy hiểm đến má, tai, mắt, nghiệm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng.
Nếu bạn phát hiện răng khôn mọc bất thường, đừng chần chừ mà hãy đến ngay nha khoa để loại bỏ càng sớm càng tốt nhé. Nếu để lâu ngày, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ đang mang thai.
Một số trường hợp cần phải nhổ răng khôn
Hầu hết, các nha sĩ đều khuyên nên nhổ răng khôn khi chân răng hình thành từ 2 đến 3 phần. Nếu bạn để trong thời gian quá lâu, gây ra khó khăn nhất định cho việc nhổ hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng, trong đó tổn hại đến dây thần kinh và xoang đều rất nguy hiểm.
Trường hợp bắt buộc phải nhổ những chiếc răng khôn có kích thước lớn, nằm ngang và chiếm diện tích. Bắt buộc bác sĩ phải tiến hành khâu vết thương lại bằng chỉ khâu y tế mới có thể hoàn tất quá trình nhổ răng. Hiện nay, nhiều cơ sở nha khoa thường sử dụng chỉ phẫu thuật của công ty CPT Sutures, vì có thể giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoan sau khi nhổ răng khôn giúp quá trình vệ sinh răng miệng của khách hàng diễn ra dễ dàng hơn, vết mổ sẽ ít bị tác động trực tiếp. Phòng ngừa một số biến chứng viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Sau đây là dấu hiệu của một chiếc răng không cần được nhổ bỏ ngay lập tức:
- Răng khôn mọc ngầm, mọc ngang và lệch gây ra tình trạng đau đớn và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Tạo ra khoảng trống giữa răng khôn và răng bên cạnh, khiến thức ăn bị đọng lại, dẫn đến việc khó vệ sinh. Điều điều kiện cho vi khuẩn có hại phá hủy răng bên cạnh.
- Răng khôn đang bị trình trạng sâu.
Các lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
Để giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra dễ dàng hơn, cũng như đạt kết quả ổn định nhanh chóng sau khi nhổ. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần lưu ý trước và sau khi phẫu thuật răng khôn, cụ thể như sau:
Trước khi nhổ răng khôn
- Để giúp kiểm soát tốt việc cầm máu sau khi nhổ răng. Các nha sĩ thường khuyên bạn nên lựa chọn khung giờ vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều.
- Trước khi nhổ răng bạn nên ăn lót dạ hoặc ăn no đều được.
- Lưu ý không được nhổ răng khôn với trường hợp đang trong quá trình mang thai hoặc đang cho con bú trực tiếp bằng sữa mẹ.
- Đối với những chị em đang trong giai đoạn hành kinh. Nên để đến khi nào kinh nguyệt hết thì mới được nhổ.
Sau khi nhổ răng khôn
Những việc nên làm
- Bạn nên cắn miếng gạc trong vòng 20 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ngậm quá lâu, vì có thể miếng gạc sẽ hút hết chất dịch huyết tương, khiến vết thương lâu lành hơn.
- Chườm đá phần má ngoài để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ răng. Hãy tiến hành chườm trong một vài ngày đầu, trong trường hợp bạn cảm thấy nhức và sưng đau thì đây là giải pháp phù hợp.
- Làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng, giữ gìn vệ sinh răng miệng sau 24 – 48h nhổ răng khôn.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và hạn chế nhai ở khu vực vừa nhổ răng xong. Tránh xa đồ cứng, dai, nóng, cay.
Những việc không nên làm:
- Súc miệng quá mạnh và liên tục hoặc sau khi nhổ răng khôn xong, bạn tiến hành đánh răng ngay.
- Chạm vào ổ nhổ bằng tay hoặc bằng lưỡi, vì có thể sẽ gây ra nhiễm trùng vết thương và chảy máu kéo dài.
- Tập thể dục thể thao ở cường độ cao, làm việc nhiều, lao lực dẫn đến mất sức.
- Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc lá trong vòng 24h đầu tiên.
- Để nước đá hoặc nước lạnh tiếp xúc trực tiếp vào khu vực nhổ răng khôn.
- Sau nhổ răng, ngậm nước muối và khạc nhổ nhiều lần.
- Nhai kẹo cao su hoặc dùng lực mạnh vào khu vực nhổ răng.
Với những điều cần lưu ý trước và sau nhổ răng khôn mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bạn sẽ có thể những kiến thức hữu ích trong việc nhổ răng khôn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.