Quá trình lão hóa khiến cho bệnh suy giảm trí nhớ ở người già ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết ở bệnh lý này sẽ thay đổi khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Được đánh giá là một trong các bệnh lý nguy hiểm với số lượng ngày cao. Khiến cho nhiều người dù không muốn những vẫn phải đưa người thân đến trung tâm dưỡng lão TpHCM. Khi họ không đủ thời gian ở bên cạnh chăm sóc. Để tránh điều không vui đó xảy ra thì đừng bỏ lỡ nội dung chi tiết về bệnh lý & cách phòng tránh sau đây.
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là gì?
Suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ ở người già đó là tình trạng hay quên bất thường. Bệnh lý này khiến cho người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin. Có thể là thông tin mới hoặc nhớ lại những việc xảy ra trong quá khứ. Tình trạng bệnh cũng gia tăng theo thời gian khi tuổi tác càng lớn.
Thực tế bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi không phải bệnh hiếm gặp. Hiện nay tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng gia tăng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.
Xem thêm: Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già do đâu?
Lão hóa do tuổi tác là một quá trình tự nhiên mà không ai có thể tránh được. Tuy nhiên bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi không chỉ xuất phát từ việc lão hóa mà đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ:
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già do tuổi tác
Tuổi tác càng lớn, vấn đề lão hóa càng diễn ra nhanh hơn. Theo thống kê mỗi ngày có đến 3000 tế bào thần kinh bị hủy trong khi các tế bào mới được sinh ra lại rất ít ỏi. Vấn đề tuổi tác trở thành trở ngại lớn khiến cho các tế bào thần kinh nhanh bị lão hóa hơn. Từ đó dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như: rối loạn phản xạ, suy giảm trí nhớ, giảm chức năng tập trung, hay quên,…
Suy giảm trí nhớ ở người già do nhiều bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy giảm trí nhớ ở người già. Trong đó phải kể đến như: Alzheimer, rối loạn tuần hoàn não, stress, viêm não, tai biến mạch máu não,…Những bệnh lý kể trên khiến người già dễ bị suy giảm trí nhớ, tình trạng liên tiếp kéo dài sẽ khiến người bệnh mất trí nhớ vĩnh viễn.
Suy giảm trí nhớ vì lạm dụng quá nhiều thuốc
Một nguyên nhân thường gặp không kém nữa gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi chính là tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc tây. Một nhóm người cao tuổi thường xuyên phải sử dụng một số loại thuốc như: thuốc trợ tim, điều trị cao huyết áp, thuốc an thần,…Việc sử dụng trong thời gian dài khiến cho khả năng tập trung và ghi nhớ suy giảm.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử lý, sơ cứu đột quỵ tạm thời
Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Không khó để nhận biết những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ ở lớn tuổi. Đặc biệt tùy theo từng giai đoạn mà những dấu hiệu này cũng sẽ có sự thay đổi khác biệt. Cụ thể:
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Trong giai đoạn đầu bị bệnh, tổn thương ở não bộ còn ít nên bệnh nhân sẽ có những biểu hiện của suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là người bệnh thường quên các thông tin cơ bản, không nhớ tên của các thành viên trong gia đình,…
- Giảm chức năng nhận thức về không gian, thời gian: Người bệnh bị nhầm lẫn không gian, thời gian cũng là biểu hiện rõ rệt của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già.
- Suy giảm khả năng diễn đạt: Người già mắc bệnh lý này thường có biểu hiện khó gọi tên chính xác các đồ vật hoặc tên các thành viên trong gia đình. Đặc biệt người bệnh gặp nhiều khó khăn khi biểu đạt.
- Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: Suy giảm trí nhớ gây nên những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như ăn uống, giờ giấc nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân,…
- Cảm xúc thất thường: Suy giảm trí nhớ dễ thay đổi tâm sinh lý, dễ cáu giận bực tức, lo lắng.
Khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người già cần làm gì?
Hiện nay, bệnh suy giảm trí nhớ ở người già chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, khi người cao tuổi mắc phải bệnh lý này, người thân vẫn có thể thực hiện một số phương pháp để cải thiện nó. Cụ thể:
- Người thân chăm sóc: Sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân suy giảm trí nhớ bị đảo lộn. Gây nên tình trạng thay đổi tâm sinh lý, không thoải mái. Do đó sự chăm sóc của người thân có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Để nhắc nhở bệnh nhân sắp xếp công việc phải làm rõ ràng hơn.
- Rèn luyện thói quen ghi chép: Với bệnh nhân suy giảm trí nhớ, việc tập ghi chép đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh nên ghi chép những điều đã làm, phải làm và đặt ở vị trí dễ quan sát để thực hiện.
- Đặt các vật dụng ở vị trí cố định: Suy giảm trí nhớ khiến việc tìm vật dụng sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn. Do vậy, hãy xếp các vật dụng này ở vị trí cố định. Việc này sẽ giúp dễ ghi nhớ và tìm kiếm dễ dàng hơn.
Những cách phòng bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già để điều trị cần kết hợp nhịp nhàng giữa nhiều yếu tố khác nhau. Để phòng tránh bệnh lý thường gặp này khi tuối tác đã cao, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Rèn luyện lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng (stress)
Cân bằng thời gian giữa công việc và cuộc sống cá nhân giúp thoải mái, lạc quan, giảm stress. Vì vậy, để phòng tránh bệnh lý này hãy giải tỏa căng thẳng & tạo niềm vui cho bản thân mỗi ngày.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ
Muốn gia tăng khả năng ghi nhớ và tập trung không khó. Từ sau tuổi 40, mọi người nên tham gia rèn luyện các môn thể thao lành mạnh, trí tuệ như: cờ vua, xếp hình, đọc sách báo,…
Rèn luyện thể chất hàng ngày
Bên cạnh rèn trí não, tập luyện thể dục thể thao cũng là việc làm cần thiết. Bởi vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn hơn.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn để cải thiện trí nhớ. Đặc biệt nhóm thực phẩm chứa vitamin, omega, DHA, sắt,… Đây là nhóm ưu tiên rất tốt cho hoạt động của não bộ.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư: 4 nguyên tắc dinh dưỡng
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Nếu người bệnh có dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ. Hãy đến phòng khám chuyên khoa thần kinh để được thăm khám kịp thời. Điêu này sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.
Trên đây Chammuseum đã chia sẻ với bạn các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giảm trí nhớ ở người già mà bạn nên biết. Bên cạnh đó, bài viết cũng mang đến những thông tin hữu ích về nguyên nhân & cách phòng tránh. Để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp kịp thời. Trong trường hợp, bạn bắt buộc cần đến người chăm sóc người già sa sút trí tuệ tạm thời do quá bận hoặc vì nguyên nhân nào khác. Bạn có thể tham khảo dịch vụ uy tín đến từ Viện Dưỡng Lão Bình Mỹ – Tp.HCM.